1. Thông tin chung Trưởng phòng: PGS.TS. NCVCC Đoàn Lan Phương |
2. Cán bộ hiện đang công tác tại đơn vị
Tập thể cán bộ nghiên cứu phòng Hóa sinh hữu cơ
Danh sách cán bộ phòng
PGS.TS. NCVCC. Đoàn Lan Phương Trưởng phòng | |
PGS.TS. NCVCC. Trần Thị Thu Thủy Phó Trưởng phòng | |
GS.TS. NCVCC. Phạm Quốc Long Chủ tịch HĐKH Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên | |
Cán bộ phòng | |
Cán bộ phòng | |
Cán bộ phòng | |
Cán bộ phòng | |
Cán bộ phòng | |
ThS. NCV. Hoàng Thị Minh Nguyệt Cán bộ phòng | |
Cán bộ phòng |
3. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên cứu
* Chức năng:
Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai và đổi mới sáng tạo liên quan đến lĩnh vực Hoá - Sinh hữu cơ.
* Nhiệm vụ:
- Điều tra, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất hóa – sinh của các hợp chất hữu cơ và vật liệu hữu cơ có nguồn gốc thiên nhiên
- Nghiên cứu thành phần, cấu trúc, ứng dụng của các hợp chất lipid thiên nhiên và các sản phẩm liên quan.
- Nghiên cứu các quá trình hóa và sinh tổng hợp, cơ chế tác dụng của các hoạt chất, thuốc và polymer có nguồn gốc thiên nhiên
- Nghiên cứu triển khai các qui trình công nghệ tạo sản phẩm thiên nhiên ứng dụng cho y dược, thực phẩm, mỹ phẩm và nông nghiệp.
- Tham gia tư vấn, dịch vụ, đào tạo sau ĐH và hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Hóa hữu cơ, Kỹ thuật hóa học….
4. Kết quả nổi bật
- Phòng có quan hệ hợp tác quốc tế khá lâu với Liên bang Nga trong nghiên cứu thành phần sinh hóa biển, điều tra sàng lọc hoạt chất sinh vật biển; Liên bang Đức về dầu hạt thực vật, hợp tác với Nhật, Hàn Quốc, Ấn độ và Pháp trong việc xây dựng và tiếp thu công nghệ tối ưu để tách chiết các chất có hoạt tính từ thiên nhiên, tạo ra các chế phẩm sinh học mới sử dụng trong Y, Dược, Nông nghiệp, Công nghiệp thực phẩm và lĩnh vực sàng lọc ảo nghiên cứu QSAR và phương pháp sàng lọc ảo tổng hợp và bán tổng hợp các hoạt chất có tiềm năng ứng dụng trong nghiên cứu phát triển thuốc.
- Trên đối tượng san hô: Đã nghiên cứu 150 loài san hô mềm, san hô cứng thu ở vùng biển Việt Nam, nghiên cứu các yếu tố tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển của san hô như tác động của các sinh vật sống cộng sinh, các yếu tố sinh hoá. Kết quả đã xuất bản 01 sách chuyên khảo “Lipit và axit béo của rạn san hô Việt Nam – Đa dạng sinh hoá học” 250 trang, do Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật xuất bản năm 2008, đã đào tạo 02 tiến sỹ bảo vệ xuất sắc về lipit và axit béo trong san hô biển Việt Nam,02 thạc sỹ và tiếp tục đào tạo 01 NCS, đã thực hiện 02 đề án nghiên cứu trọng điểm Viện Hàn lâm theo hướng này và nghiệm thu xuất sắc từ đó tạo DATABASE bộ cơ sở dữ liệu cho 184 mẫu sinh vật biển (51 mẫu san hô, 25 mẫu Rong cỏ biển, 32 mẫu Hải miên, 36 mẫu Thân mềm; 40 mẫu Da gai) thu được trong vùng biển Bắc Trung bộ đến Trung trung bộ Việt Nam, bao gồm: tiêu bản (lưu trữ tiêu bản tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng); hình ảnh; kết quả định tên phân loại; thông tin địa điểm thu mẫu kèm các thông số môi trường; các số liệu về lipid: hàm lượng lipid tổng, thành phần và hàm lượng các lớp chất lipid và các axit béo, thành phần và hàm lượng các axit béo trong các lớp chất lipid của một số mẫu sinh vật biển.
- Trên đối tượng rong biển: Đánh giá đa dạng sinh học các loài rong cỏ biển trong khu vực biển Trung bộ. Đã tiến hành các nghiên cứu, điều tra về hoá học, hoá sinh trên của trên 100 loài thuộc các đối tượng rong đỏ, rong nâu, rong lục, rong lam. Đặc biệt đã nghiên cứu sâu về nhóm chất lipit, thành phần và hàm lượng các axit béo và tạo chế phẩm PUFA từ rong biển phục vụ cho các nghiên cứu thử nghiệm phòng bệnh cho đối tượng nuôi thuỷ sản (chuyển giao sản phẩm cho Viện nghiên cứu ứng dụng Công nghệ Nha trang tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm). Hiện các nghiên cứu về các axit béo có hoạt tính sinh học cao từ rong biển (đặc biệt trên đối tượng rong đỏ Gracilaria) để tạo các sản phẩm có khả năng ứng dụng trong y, dược tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện. Tạo được 01 sản phẩm Catosal (hoạt chất chính là canxi alginat) có tác dụng đào thải kim loại nặng.
- Trên đối tượng thân mềm và sinh vật biển: Đã điều tra thành phần hoá sinh của đối tượng hai mảng vỏ, cầu gai, hải sâm, sao biển, cá biển… và tạo cơ sở dữ liệu về các đối tượng này phục vụ các nghiên cứu sàng lọc nguyên liệu tạo các sản phẩm ứng dụng vào cuốc sống (đề tài cấp Viện KHCN VN, đề tài Sở KHCN thành phố Hà Nội, đề tài thuộc chương trình Hoá dược quốc gia…). Đã tạo ra các sản phẩm từ các đối tượng này như: Chế phẩm OF27 sử dụng trong điều trị bỏng; Chế phẩm EBS1 điều trị vết thương phần mềm; Chế phẩm PUFA phối trộn từ chế phẩm giàu Omega-3 và Omega-6 làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản; Chế phẩm Omegaka từ sinh vật biển điều trị viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra từ Đề tài KHCN Trọng điểm cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, do GS. TS. Phạm Quốc Long làm chủ nhiệm đã xây dựng quy trình tạo 01 sản phẩm thực phẩm chức năng từ Trứng cầu gai, xây dựng hồ sơ sản phẩm và được cục ATTP Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành số 4143/2018/ĐKSP ngày 09/07/2018.
- Trên đối tượng hạt thực vật: Đã nghiên cứu thành phần hoá học 150 đối tượng hạt thực vật. Đặc biệt thành phần lipit và axit béo, các tocopherol của hạt thực vật Việt Nam và tìm ra một số dấu hiệu điểm chỉ“fingerprinter”sử dụng trong phân loại hoá thực vật. Đã đào tạo tiến sỹ chuyên ngành Hoá học các Hợp chất thiên nhiên về lĩnh vực này và đã thực hiện 01 đề tài Nghị định thư với Đức theo hướng này. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu DATABASE trên mạng về thành phần các lớp chất lipit trong dầu hạt của 150 loài hạt thực vật ở Việt Nam và xuất bản sách chuyên khảo “Lipit và axit béo của hạt thực vật Việt Nam – Đa dạng sinh hoá học” 430 trang, do Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ xuất bản năm 2018, đã đào tạo 01 TS, 04 thạc sỹ và tiếp tục đào tạo 1NCS theo hướng này. Và tạo được 01 chế phẩm mỹ phẩm dưỡng da từ hạt quất được Sở y tế Hà Nội cấp giây phép lưu hành số 1037/8/CBMP ngày 25/11/2018.
- Đã công bố hàng trăm bài báo trên các tạp chí trong nước và quốc tế, được Cục sở hữu trí tuệ cấp 11 bằng phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, biên soạn và xuất bản 05 sách chuyên khảo.
- Đã được tặng thưởng nhiều giải thưởng, bằng khen: Giải thưởng VIFOTECH năm 2004, Bằng khen Bộ Khoa học công nghệ, UBND thành phố Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,Cụm công trình: Khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật biển Việt Nam nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ cuộc sống - Giải thưởng Nhà nước năm 2012, Giai thưởng Sách quốc gia năm 2019.
- Công tác đào tạo: Phòng Hóa sinh hữu cơ luôn chú trọng công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trong đơn vị, đồng thời tích cực tham gia trong công tác đào tạo cán bộ cho các đơn vị liên kết với phòng. Hiện tại, phòng Hóa sinh hữu cơ đang có 08 nghiên cứu sinh đang làm luận án theo các hướng nghiên cứu của phòng (trong đó có 01 NCS là cán bộ của phòng, 07 NCS là cán bộ của các cơ sở đào tạo khác), 03 học viên cao học. Trong năm vừa qua, đơn vị cũng đã tham gia đào tạo 15 tiến sỹ, 30 thạc sỹ chuyên ngành, đang tiếp tục đào tạo 04 tiến sỹ theo hướng này.
5. Dịch vụ khoa học công nghệ
- Phân tích đính tính, định lượng lipit và các axít béo trong mẫu động, thực vật dưới biển, trên cạn.