Trung tâm Ứng dụng Tin Hóa học và Y - Sinh - Dược

 

1. Thông tin chung

Viện trưởng - Giám đốc trung tâm: PGS. TS. NCVCC. Phạm Thị Hồng Minh
Điện thoại: 0989831589
Email: minhhcsh@gmail.com
Địa chỉ: Phòng 401, 402, 403, 404, 405, nhà 1H, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

2. Cán bộ hiện đang công tác tại đơn vị


Tập thể cán bộ nghiên cứu Trung tâm Ứng dụng Tin Hóa học và Y - Sinh - Dược

Danh sách cán bộ phòng

PGS. TS. NCVCC. Phạm Thị Hồng Minh

Viện trưởng, Giám đốc Trung tâm

PGS. TS. NCVCC. Phạm Minh Quân

Phó Viện trưởng, Phó Giám đốc Trung tâm

TS. NCVC. Đỗ Tiến Lâm

Phó Giám đốc Trung tâm

TS. NCV. Hà Việt Hải

Cán bộ Trung tâm

TS. NCVC. Hoàng Thị Bích

Cán bộ Trung tâm

CN. NCV. Phạm Thị Ngọc Thủy

Cán bộ Trung tâm

ThS. NCV. Vũ Thị Hà

Cán bộ phòng

ThS. NCV. Lê Thị Thùy Hương

Cán bộ Trung tâm

CN. NCV. Vũ Thành Đạt

Cán bộ Trung tâm

CN. NCV. Bùi Nguyễn Thành Long

Cán bộ Trung tâm

CN. NCV. Bùi Thị Thực

Cán bộ Trung tâm

CN. NCV. Nguyễn Duy Hiếu

Cán bộ Trung tâm

CN. NCV. Nguyễn Quí Ngọc Sang

Cán bộ Trung tâm

CN. NCV. Dương Hải Âu

Cán bộ Trung tâm

KS. Lương Đức Quang

Cán bộ Trung tâm

 

3. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên cứu

* Chức năng:

Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Tin hóa học và Y-Sinh Dược học.

* Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu, phát triển các công nghệ số hóa 4.0 và tin học ứng dụng trong lĩnh vực Hóa học nhằm sàng lọc, tìm kiếm các nguồn hoạt chất thiên nhiên tiềm năng cho y - sinh - dược.

- Nghiên cứu làm rõ các cơ chế hoạt tính và thiết kế các hoạt chất mới cho lĩnh vực y - sinh - dược.   

- Nghiên cứu cơ bản, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong chiết xuất các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên (trên cạn, dưới nước) tạo sản phẩm phục vụ các lĩnh vực y- sinh- dược theo hướng công nghệ sạch, ít thải, tiết kiệm năng lượng.

- Nghiên cứu triển khai công nghệ sinh học và nano y sinh phục vụ các lĩnh vực y - sinh - dược.

- Ứng dụng và phát triển các sản phẩm truyền thống: chế phẩm xử lý nước, phụ gia bê tông, chế phẩm phòng chống mối và sinh vật gây hại,…

- Đề xuất và thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất, đề tài hợp tác Bộ ngành địa phương với các cơ quan quản lý các cấp, các tổ chức trong và ngoài nước;

- Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ (tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất) trong lĩnh vực có liên quan.

- Tham gia tư vấn, đào tạo SĐH và hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực có liên quan.

4. Kết quả nổi bật

- Trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản chiết xuất các hợp chất thiên nhiên theo định hướng hoạt tính sinh học dẫn đường.
- Chủ trì và tham gia các công trình nghiên cứu cơ bản về chiết xuất các hợp chất thiên nhiên, xác định thành phần hóa học và hoạt tính sinh học các hợp chất phân lập được từ một số loài thực vật theo định hướng hỗ trợ điều trị bệnh ứng dụng trong các lĩnh vực: y dược, nông nghiệp trong nuôi trồng thuỷ sản. 
- Nghiên cứu chiết xuất các hợp chất thiên nhiên, tạo những sản phẩm phục vụ các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp: Đã nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm có chứa các hoạt chất thuộc lớp chất triterpenoit, diterpenoid và polyphenol từ nguồn gốc tự nhiên trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi ở Việt Nam. Nhiều nhóm thực vật đã được nghiên cứu khảo sát có hoạt tính kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Sản phẩm đã được ứng dụng trong khảo sát, đánh giá hiệu quả phòng bệnh APHND của chế phẩm ở qui mô thực nghiệm và trên qui mô áp dụng cho mô hình ao nuôi.
- Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ enzyme hỗ trợ quá trình chiết xuất các hợp chất thiên nhiên (thực vật, sinh vật biển) theo hướng công nghệ xanh, hạn chế hóa chất, dung môi sử dụng trong chiết xuất, đồng thời thu nhận tối đa các sản phẩm có giá trị gia tăng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kết quả đã nghiên cứu enzyme hỗ trợ trong tách chiết tinh dầu từ một số đối tượng thực vật (quế, trầm hương, cỏ hương bài,...); nghiên cứu enzyme hỗ trợ trong tách chiết lipid từ một số sinh vật biển (cá biển, hàu,...), hay một số dầu hạt thực vật (hạt sở, hạt đào)….  Kết quả đã thu nhận được các sản phẩm an toàn, hiệu quả ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dược phẩm.
- Trong lĩnh vực nghiên cứu triển khai ứng dụng, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm truyền thống đã có thương hiệu như sản phẩm lọc nước PACN-95, sản phẩm xử lý bể phốt, thông cống,…. Đã cung cấp ra thị trường và nhiều khu vực xử lý nước trên địa bàn cả nước.
Các kết quả thu nhận được là nhiều hợp chất mới đã được phân lập, đã công bố hơn 20 bài trên tạp chí chuyên nghành quốc tế và hơn 70 bài đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước, hội nghị hội thảo; 02 GPHI, 01 giáo trình. 

Công tác đào tạo:

- Trung tâm Phát triển công nghệ sạch và vật liệu luôn chú trọng công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trong đơn vị, đồng thời tích cực tham gia trong công tác đào tạo nghiên cứu sinh, đào tạo sinh viên, học viên cao học cho các đơn vị liên kết với phòng.
- Kết quả: 03 NCS đã bảo vệ thành công và nhiều học viên Cao học, sinh viên các trường Đại học đã hoàn thành khoá luận: ĐH Khoa học và Công nghệ - VAST, ĐH Công nghiệp, ĐH Thủy Lợi, ĐH Tài nguyên môi trường, Học viện Kỹ thuật Quân sự, ĐH Thái Nguyên, ĐH Hồng Đức…. Hiện nay phòng vẫn đang tiếp tục hướng dẫn nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên.