Thông tin luận án Thạc sĩ Bùi Thị Thực

Tên luận văn: Tìm kiếm các chất có hoạt tính hạ đường huyết từ loài Râu dê (Aruncus dioicus) ở Việt Nam
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm; Mã số: 8 42 01 14
Họ và tên học viên: Bùi Thị Thực
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Phi Hùng
Cơ sở đào tạo: Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT KẾT QUẢ CỦA LUẬN ÁN

  1. Đã thu thập được mẫu nghiên cứu là mẫu thực vật cây Râu dê (Aruncus dioicus) thu hái tại Quảng Ninh. Bằng phương pháp chiết xuất và tách phân đoạn đã thu được các cao chiết phân đoạn n-Hexane, ethylacetate (EtOAc), và methanol (MeOH) tổng, và phân đoạn nước.
  2. Từ cao chiết EtOAc, kết hợp các kỹ thuật sắc ký khác nhau đã phân lập được 11 hợp chất tinh sạch, cấu trúc hóa học của các hợp chất này được xác định bằng phương pháp phân tích phổ NMR và so sánh với TLTK. Các hợp chất bao gồm: (1-O-(4-coumaroyl)-β-D-glucopyranoside) (1), (1-O-caffeoyl-β-D-glucopyranoside) (2), coumaric acid (3), cinnamic acid (4), uridine (5), adenosine (6), Ethylparaben (7), L-(-)-Phenyllactic Acid (8), 2,4-dihydroxycinnamic acid (9), Caffeic acid (10), methyl caffeate (11).
  3. Đánh giá được hoạt tính ức chế hoạt lực enzyme PTP1B:

Trong số 11 hợp chất thì có tới 7 hợp chất có hoạt tính ức chế cao lần lượt là hợp chất 37, 1011. Đặc biệt, hai hợp chất coumaric acid (3) và cinnamic acid (4), có tác dụng ức chế mạnh nhất với giá trị IC500,25 và 1,16 µM. Các hợp chất uridine (5), adenosine (6), Caffeic acid (10) và methyl caffeate (11) thể hiện tác dụng ức chế ở mức tốt so với đối chứng dương. Các hợp chất (1-O-(4-coumaroyl)-β-D-glucopyranoside) (1), (1-O-caffeoyl-β-D-glucopyranoside) (2), L-(-)-Phenyllactic Acid (8) và 2,4-dihydroxycinnamic acid (9), có tác dụng ức chế trung bình.

  1. Đánh giá tác dụng ức chế hoạt lực enzyme α-Glucosidase:

Trong số 11 hợp chất thử nghiệm thì có 06 hợp chất thể hiện hoạt tính ức chế đối với hoạt lực enzyme α-Glucosidase, lần lượt là các hợp chất số 34, 79. Các hợp chất coumaric acid (3) và cinnamic acid (4), Ethylparaben (7) và 2,4-dihydroxycinnamic acid (9) thể hiện tác dụng ức chế mạnh nhất (IC50 < 50 µM). Hai hợp chất số uridine (5) và L-(-)-Phenyllactic Acid (8) thể hiện tác dụng ức chế mạnh với IC50 ~ 147 µM, tương đương đối chứng dương. Các hợp chất khác thể hiện tác dụng ức chế yếu hơn so với đối chứng dương là Acarbose.

Với các kết quả nghiên cứu đã đạt được, cho thấy cây Râu dê, đặc biệt là thành phần các hợp chất có trong nguyên liệu này có tiềm năng lớn trong việc nghiên cứu, tìm kiếm, tạo sản phẩm ứng dụng trong điều trị hạ đường huyết. Hợp chất coumaric acid (3) và cinnamic acid (4) thể hiện hoạt tính ức chế mạnh trên cả 2 enzyme PTP1B và α-Glucosidase, có tiềm năng ứng dụng cần được nghiên cứu thêm.