Phát hiện biên lai cổ bằng đá 2000 năm tuổi ở Jerusalem

Mới đây, các nhà khảo cổ học đã khám phá ra một biên lai cổ 2000 năm tuổi ở Jerusalem. Đây là một giao dịch tài chính cổ xưa đã được "ghi lại trên phiến đá" vào thời kỳ đầu của La Mã. Phát hiện mới này thuộc một nghiên cứu được công bố trên tạp chí 'Atiqot'.

Ảnh: Viên đá dài 3,5 inch (9 cm) có ghi số liệu tài chính

Ngày nay, hầu hết biên lai được làm bằng giấy, nhưng khoảng 2.000 năm trước, một chứng từ tài chính quan trọng đã được ghi trên một vật liệu nặng hơn giấy nhiều, đó chính là bằng đá.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng ghi lại hoạt động tài chính tại nơi khảo cổ của Thành phố David ở Jerusalem. Tảng đá có kích thước bằng bàn tay (là nắp bị vỡ của một hộp đựng hài cốt, hoặc hòm chôn cất), có bảy dòng văn bản đề cập đến tên của mọi người và số tiền. Theo nghiên cứu được công bố, những chữ cái và con số này có thể là hồ sơ hoạt động tài chính, có lẽ là ghi lại thanh toán cho người lao động hoặc ghi lại những người nợ tiền.

"Nhìn thoáng qua, danh sách tên và con số có vẻ không mấy thú vị, nhưng nghiên cứu lại thì việc này cũng giống như ngày nay, trong quá khứ biên lai cũng được sử dụng cho mục đích thương mại và chúng tôi đã phát hiện ra một biên lại như vậy trong quá khứ. Đây là một phát hiện hiếm có và đáng vui mừng, nó giúp chúng ta có được cái nhìn thoáng qua cuộc sống hàng ngày cổ xưa ở thành phố linh thiêng ở Jerusalem", nhà khảo cổ học Esther Eshel, giáo sư tại Đại học Bar-Ilan, và Nahshon Szanton, cho biết.

Các phần dễ đọc của chữ viết trong biên lai bao gồm các tên và các con số được viết bên cạnh chúng. Các nhà nghiên cứu cho biết, ví dụ, một dòng có Shimon, một tên nam trong kinh thánh phổ biến trong thời kỳ đầu của La Mã (năm 37 trước Công nguyên đến năm 70 sau Công nguyên). Theo sau tên là chữ cái “mem” tiếng Do Thái, viết tắt của “ma'ot” - tiếng Do Thái có nghĩa là "tiền".

Ảnh: Hình vẽ con đường Hành hương ở Jerusalem trong Thời kỳ Đền thờ Thứ hai (the Second Temple Period)
(năm 516 trước Công nguyên đến năm 70 sau Công nguyên)

Phiến đá được tìm thấy trong một đống mảnh vụn trong một cuộc khai quật trục vớt năm 2016 trên đường Hành hương, một con đường lớn chính thường xuyên được đi lại vào thời điểm đó. Vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhất, khi Jerusalem và khu vực lân cận là một tỉnh của Đế chế La Mã, con đường này có thể là một trung tâm thương mại, theo những phát hiện trước đây về các quả cân và các bàn đo được làm bằng đá có thể là một phần của thương mại cổ đại. Con đường kéo dài khoảng 1/3 dặm (600 mét), nối cổng thành Jerusalem với các cổng của Núi Đền thờ (Temple Mount) và Đền thờ Thứ hai (Second Temple), mà người La Mã đã phá hủy vào năm 70 sau Công nguyên.

Các nhà nghiên cứu cho biết bốn bản khắc tiếng Do Thái khác được viết trên đá, cũng tương tự với các tên theo sau là các con số cũng đã được tìm thấy trong khu vực, nhưng đây là bản khắc đầu tiên thuộc loại này phát hiện ở Jerusalem. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, có vẻ như người mà tạo ra bản khắc chữ bằng tiếng Do Thái đã sử dụng một công cụ sắc bén trên nắp đá vôi.

Nguồn: https://www.livescience.com/archaeology/2000-year-old-stone-receipt-discovered-in-jerusalem

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bài viết liên quan